Nhu cầu năng lượng của con người thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Nhu cầu năng lượng tăng dần so với đơn vị cân nặng cơ thể để đáp ứng việc xây dựng mô mới và phát triển hoàn chỉnh về não bộ. Vì vậy, thấu hiểu nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non là điều quan trọng giúp các bậc phụ huynh, thầy cô xây dựng chế độ dinh dưỡng thích hợp để trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
Xem thêm;
1. Trẻ độ tuổi mầm non tăng trưởng thể chất như thế nào?
Trẻ 3 tuổi cân nặng khoảng 14-14,5 kg, cao 93-95cm. Giai đoạn này bé tăng cân chậm hơn, mỗi tháng tăng khoảng 100- 200g, cao thêm từ 0,5-1cm nhưng không đều đặn. Đến khi 4 tuổi bé nặng thêm 2kg, tức là nặng khoảng 16-16,5kg, cao 1 m là đúng tiêu chuẩn. Đến 5 tuổi bé nặng khoảng 18kg, cao 105-107cm. Sáu tuổi bé đạt 20kg, cao 112-115 cm.

Đây là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ về thể chất đồng thời não bộ và hệ thần kinh cũng phát triển cực nhanh. Vì vậy phụ huynh cần cho bé ăn uống đủ chất dinh dưỡng theo nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non. Nếu bé không lên cân trong 2 – 3 tháng liên tiếp hoặc tăng quá mức (500g mỗi tháng) nên đưa bé đến bác sĩ dinh dưỡng để được tư vẫn kĩ hơn.
2. Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi
Trẻ từ 1 – 3 tuổi
Giai đọan này bé đã bắt đầu mọc răng, khả năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng khá lớn. Mặc dù tốc độ lớn giảm so với giai đoạn trước 12 tháng tuổi tuy nhiên vẫn còn cao đồng thời các hoạt động tăng lên, bé bắt đầu tập đi, tập nói. Nhu cầu năng lượng cần thiết trong độ tuổi này là 1300kcal/ngày (100 kcal/1 kg cân nặng/ngày). Lượng protein 28g khoảng 2,5-3 g protein/kg cân nặng, protein động vật ở lứa tuổi nên đạt 50% tổng số protein.
Nhu cầu vitamin
Nhu cầu khoáng chất
Cơ quan tiêu hóa của trẻ bắt đầu hoàn thiện. Tuy nhiên thức ăn cho trẻ phải đảm bảo dễ tiêu hóa, giàu dưỡng chất và đủ nhóm thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non. Trẻ 1 – 3 tuổi nên chia thức ăn thành 4 -5 bữa với thức ăn mềm và tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều đến thức ăn hỗn hợp.
Đổi thực đơn liên tục và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để trẻ không bị chán ăn. Tập cho trẻ ăn đúng bữa, đủ bữa, không ăn vặt bánh kẹo trước giờ ăn.
Tạo không khí thoải mái, vui vẻ cho bé thích thú khi ăn, các con sẽ ngon miệng hơn. Ngoài ra cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm để phòng tránh nhiễm khuẩn và các bệnh về đường ruột. Tạo điều kiện cho trẻ hoạt động, vui chơi để phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần.

2. Trẻ từ 4-6 tuổi
Trẻ độ tuổi này có tốc độ lớn vẫn còn cao, cân nặng tăng trung bình tăng 2kg mỗi năm và chiều cao tăng lên 7cm mỗi năm. Đồng thời hoạt động thể lực tăng lên nhiều, trẻ thích vui chơi, chạy nhảy, vận động nhiều hơn. Nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non được khuyến nghị như sau:
Nhu cầu năng lượng là 1600kcal.
Lượng protein 36g khoảng 2-2,5 protein/kg cân nặng, protein động vật nên đạt 50% tổng số protein.
Nhu cầu vitamin
Nhu cầu khoáng chất
Giai đoạn này hệ tiêu hóa gần như hoàn thiện nên bé có thể ăn đa dạng thức ăn như người lớn. Tuy nhiên bữa ăn của trẻ cũng cần được chú ý hơn.
Cung cấp đủ sữa, chế phẩm từ sữa, thịt, cá, trứng, hoa quả,… đa dạng thức ăn cho trẻ.
Lứa tuổi này quan trọng trong việc hình thành tập tính và thói quen dinh dưỡng. Vì vậy những nguyên tắc dinh dưỡng như ăn đủ, đúng bữa, đa dạng thức ăn được hình thành từ giai đoạn này.

Trẻ thích ăn đồ ngọt do sự phát triển các gai nhận vị rải rác khắp mặt lưỡi. Cảm giác vị ở trẻ mạnh hơn người lớn. Tuy nhiên bố mẹ không nêncho con ăn nhiều đường ngọt, bánh kẹo gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực.
Để bé phát triển thông minh, khỏe mạnh phụ huynh cần hiểu nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non. Đặc biệt bố mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và tạo thói quen ăn uống khoa học cho bé.