Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là bệnh thường gặp ở trẻ 2 – 12 tuổi. Ở nước ta bệnh thường xảy xảy ra vào mùa hè (do tình trạng nhiễm khuẩn ngoài da) và mùa đông (do viêm họng) với tỷ lệ trẻ nam/nữ mắc bệnh là 2/1. Đây là căn bệnh liên quan trực tiếp tới vệ sinh môi trường và điều kiện sống, hãy cùng tìm hiểu thêm nhé!
Xem thêm:
Xử lý như thế nào khi trẻ bị kiết lỵ?
Bệnh thủy đậu ở trẻ em – nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị nhanh khỏi
1. Viêm cầu thận cấp là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Thận là cơ quan có hình hạt đậu, to cỡ nắm tay nằm gần hai bên hông, gần thắt lưng. Chức năng chính của thận là lọc máu và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Các đơn vị nhỏ đảm nhiệm chức năng lọc máu trong thận được gọi là cầu thận.
Viêm cầu thận cấp ở trẻ em là tình trạng các cầu thận bị viêm, sưng và kích thích khiến cho thận làm việc không đúng cách. Từ đó chất lỏng bị ứ trong cơ thể khiến trẻ bị sưng mặt, bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân,…

2. Nguyên nhân gây viêm cầu thận cấp
Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A (vi khuẩn gây viêm họng): đây là nguyên nhân phổ biến nhất ở trẻ em.
Do rối loạn hệ thống miễn dịch ở cơ thể hay các bệnh như nhiễm HIV, lupus ban đỏ, hội chứng Goodpasture làm ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch
Do hậu quả của các bệnh lý làm ảnh hưởng đến hệ mạch máu như viêm mạch hoặc henoch schonlein.
3. Triệu chứng bệnh viêm cầu thận cấp
– Phù: viêm cầu thận cấp ở trẻ em gây phù mặt, mí mắt sưng nhẹ, phù hai chân, khi ấn vào tạo vết lõm. Thường bị phù nhiều vào buổi sáng và giảm vào buổi chiều tối. Triệu chứng này thường gặp trong khoảng 10 ngày đầu sau đó giảm dần khi trẻ đi tiểu nhiều.
– Đi tiểu ra máu: Mỗi ngày trẻ bị tiểu 1 – 2 ngày/lần, nước tiểu có màu đục như nước rửa thịt. Dấu hiệu này xuất hiện và kéo dài trong khoảng 3 – 4 ngày.
– Tăng huyết áp: Triệu chứng này thường gặp ở khoảng 50% trẻ bị viêm cầu thận cấp. Tăng huyết áp ở trẻ em dao động trong khoảng 140/90 mmHg. Một số trường hợp tăng huyết áp kịch phát và kéo dài trong nhiều ngày với huyết áp khoảng 180/100mmHg. Người bệnh có cảm giác đau đầu dữ dội, choáng váng, hôn mê, co giật do phù não và có thể dẫn đến tử vong.

– Suy tim: Thường đi kèm với triệu chứng tăng huyết áp kịch phát do đột ngột tăng khối lượng tuần hoàn và cũng có thể do bệnh viêm cầu thận cấp tính ở trẻ em gây bệnh lý cơ tim. Trẻ bị suy tim cấp tính có biểu hiện khó thở, không nằm được, dễ dẫn đến phù phổi (toát mồ hôi, khó thở dữ dội, thở nhanh và nông, co rút hố trên ức, hố trên đòn, co rút khoang gian sườn), ho, khạc ra bọt màu hồng,… Nếu không được cấp cứu kịp thời trẻ có thể tử vong.
4. Điều trị viêm cầu thận cấp
Phương pháp điều trị viêm cầu thận cấp ở trẻ em được chỉ định dựa vào các yếu tố:
– Tuổi, sức khỏe tổng quát và tiền sử bệnh của trẻ
– Nguyên nhân gây bệnh
– Mức độ bệnh
– Khả năng chịu đựng của trẻ đối với các loại thuốc, thủ tục hoặc liệu pháp cụ thể
Bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, nên duy trì những thói quen sinh hoạt sau:
– Ăn ít muối để ngăn chặn giảm thiếu ứ nước, phù nề, tăng huyết áp
– Cắt giảm protein và kali tiêu thụ để làm chậm sự tích tụ các chất thải trong máu.
– Hạn chế nước để giúp kiểm soát huyết áp và làm giảm gánh nặng cho thận khi thận đã bị suy yếu.
– Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein để làm giảm gánh nặng công việc của thận, giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu.
– Duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh
– Kiểm soát lượng đường trong máu nếu bé bị tiểu đường.

Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em nếu phát hiện sớm có thể phục hồi hoàn toàn. Vì vậy, khi trẻ có bất kì dấu hiệu nào nghi ngờ của viêm cầu thận cấp cha mẹ nên nhanh chóng cho trẻ đi khám, điều trị tại các cơ sở y tế uy tín.